Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Phương pháp điều trị chứng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là những tổn thương răng miệng thường thấy nhất hiện nay. Bệnh thường gặp do chứng  u lợi, viêm quanh răng nhưng phổ biến nhất là vì viêm lợi. Chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi. Viêm lâu ngày thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ. Muốn điều trị chứng bệnh này trước tiên bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh là gì triệu chứng của bệnh này ra sao từ đó có cách điều trị bệnh hợp lý tốt nhất có thể. 


Phương pháp điều trị chứng chảy máu chân răng 

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Mẹo trị đau răng hiệu quả không cần dùng thuốc

Sâu răng là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới. Cơn đau không chỉ hành hạ bệnh nhân mà còn cản trở việc ăn uống. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu tại nhà theo cách dưới đây để giảm cơn đau trước khi gặp bác sĩ nha khoa. Các nguyên liệu quen thuộc tại gia có tác dụng chữa đau răng không ngờ.

 Bước 1: Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa còn kẹt trong kẽ răng. Sau đó súc miệng bằng nước muối để kháng khuẩn. Bạn cần giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi gặp nha sĩ. Việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là biện pháp khắc phục và điều trị bệnh hôi miệng

Mẹo trị đau răng hiệu quả không cần dùng thuốc

Thảo dược trị bệnh đau răng

Nhức răng, đau răng là những biểu hiện gây khó chịu đôi khi còn có thể gây sốt ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn bị chứng nhức răng thường xuyên thì nên tìm cho mình biện pháp điều trị thích hợp. Có một số người có răng nhạy cảm với các vấn đề nóng, lạnh và chua... Thường xuyên gây ra chứng nhức răng. Vậy làm thế nào để trị bệnh đau răng hợp lý mà không cần phải tới nha sĩ.



Cây cúc áo ngâm rượu chữa đau nhức răng.
Ðối với người lớn
Khi răng, lợi bị sưng, răng đau nhức nhiều, có thể dùng bột thanh đại cùng với một số vị thuốc khác: thanh đại 40g, phèn chua 20g, hùng hoàng, mai hoa, băng phiến mỗi vị 1g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều, đóng vào lọ, nút kín, để nơi khô ráo. Dùng bột này chấm, xát vào chỗ răng lợi bị sưng đau rồi ngậm 5 - 10 phút. Súc miệng sạch. Ngày làm 5 - 10 lần. Hoặc có thể dùng một số vị thuốc dễ kiếm để cắt các cơn đau, như sau:
Dùng búp lá non của cây bàng, có thể thêm chút muối ăn, nhai ngậm, mỗi lần 5 - 10 phút. Sau mỗi lần ngậm, súc miệng sạch. Ngày làm 3 - 5 lần.
Ngoài ra, có thể dùng dưới dạng nước sắc của một số vị thuốc sau đây để ngậm, khi răng đau, nhức:
10 lá trầu không cắt nhỏ, thêm một bát nước sạch, sắc nhanh (20 phút), lấy nước ngậm mỗi khi đau răng, mỗi lần ngậm 5 - 10 phút. Ngày 5 - 10 lần. Có thể dùng để chữa bệnh nha chu viêm.
Lấy vỏ tươi cây ruối cắt thành miếng nhỏ, thêm nước, sắc đặc (tỷ lệ 1:1), lấy nước ngậm khi răng bị đau nhức. Ngày nhiều lần, mỗi lần 10 - 20 phút. Sau mỗi lần lại súc miệng sạch. Bông cúc áo hoa vàng còn có tác dụng chữa bệnh hôi miệng hiệu quả.
Toàn bộ cây lá lốt, sắc đặc, lấy nước, ngậm ngày nhiều lần.
Vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi đem sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức, tác dụng giảm đau nhanh hơn.
Cây lá lốt sắc đặc ngậm chữa đau nhức răng.
Một số bài rượu thuốc chữa đau răng
Lấy các hoa tươi của cây cúc áo ngâm rượu (50g hoa ngâm với 300ml rượu) trong 10 - 15 ngày là được. Ngày làm 5 - 10 lần, mỗi lần ngậm 10 - 15 phút. Sau đó súc miệng sạch.
Tế tân, thạch cao mỗi vị 10g. Đem rễ tế tân, rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ, hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành bột thô. Hai thứ ngâm với 100ml rượu trong 10 - 15 ngày, lấy dịch chiết, ngậm khi đau răng. Cách dùng tương tự như vị cúc áo.
Dùng quả gần chín, hoặc chín khô, hoặc rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol 60 - 70 độ, tỷ lệ 1:5 (nếu dùng rễ xuyên tiêu, cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô). Sau khi ngâm 1 - 2 tháng, lấy dịch thuốc, dùng tăm bông tẩm thuốc chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau.
Nụ hoa khô của cây đinh hương tán giập rồi ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm tương tự như vị xuyên tiêu.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Cách trị hôi miệng cho trẻ nhỏ


Hôi miệng là vấn đề nghiêm trọng không chỉ ở người lớn mà nó còn ở trẻ nhỏ. Đó có thể là một triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là một biểu hiện của bệnh lý. Chính vì vậy các bạn cần có biện pháp điều trị hợp lý
Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em tốt nhất bằng nguyên liệu tự nhiện rẻ tiền dễ tìm trong nhà bếp như chanh, mật ong, quế, tinh dầu cây tràm..vừa giúp chữa hôi miệng nhanh vừa an toàn cho bé

Cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất sau 3 ngày

Hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng. Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp, Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.



Vậy phải làm sao đây? dưới đây là các cách trị hôi miệng cho bé tại nhà  chia sẻ mà các bậc cha mẹ nên biết.

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

Vệ sinh răng miệng kém: Bé chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, lâu ngày sinh ra mùi và làm hại chân răng.

Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.
Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.

Dị vật: Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở bé có mùi

Bé đang bị viêm xoang, viêm amidan
Thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành gây mùi hôi miệng

Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em cực đơn giản
Dùng mật ong: Cho bé súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế vào buổi sáng và tối. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi miệng bé hết hôi. Đây là cách trị hôi miêng cho bé cực đơn giản và hiệu quả

Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em tốt nhất
Dạy bé cách đánh răng: Dạy bé đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các nhóm răng. Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên và có hiệu quả nhất (cho bé vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ).

Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng cho bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế ta nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng.

Vệ sinh lưỡi cho bé: Mẹ có thể dùng gạc để rơ lưỡi cho bé, chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy khó chịu. Nên kết hợp việc vệ sinh lưỡi ngay trong quá trình đánh răng cho bé.
Giảm bớt các gia vị gây mùi như hành, tỏi trong thực đơn của bé, bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở bé. Và cũng hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, bởi đồ ngọt sẽ gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé.
Dùng mật ong và bột quế trị hôi miệng ở trẻ
Công thức: Cho 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế pha vào nước ấm. Cho bé súc miệng vào buổi sáng và tối. Nước mật ong ngòn ngọt nên bé sẽ rất thích và nhờ có bột quế hơi thở của bé sẽ thơm tho hơn.
Tinh dầu cây tràm hạn chế hôi miệng
Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm khiến hơi thở của bé thơm mát.
Cách dùng: Nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, chải răng cho bé hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tràm và nước cốt bạc hà là bài thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.
Trị hôi miệng bằng quả chanh
Ít ai biết chanh cũng là một bài thuốc dùng để chữa trị hôi miệng rất hiệu quả. Bởi vì trong quả chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để bé có hơi thở thơm mát. Hoặc có thể dùng nước cốt chanh và muối, pha với nước lọc nếu bé không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

Bị đau răng thì uống thuốc gì ?

Có khá nhiều người bị chứng đau răng. Bệnh đau răng không chỉ gặp ở người già mà còn gặp cả ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ em. Chứng đau răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy bị đau răng thì có nên uống thuốc không? Và nên sử dụng thuốc tây hay đông y. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Làm thế nào để trị dứt điểm chứng hôi miệng

Hôi miệng không chỉ khiến người bệnh tự ti mà nó còn gây ra sự khó chịu cho người khác. Có nhiều người mặc dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn bị mùi hôi miệng. Vậy làm thế nào để trị bệnh hôi miệng dứt điểm. Các bạn hãy cùng chuyên mục xem qua những nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị bệnh hôi miệng như thế nào.

Lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở có mùi khó chịu:

1. Răng - miệng:

Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi gốc sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein bởi các vi sinh vật ở miệng, trong các trường hợp kể sau:

+ Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.

+ Nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng…

+ Răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây bệnh.

+ Mảng vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

+ Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.

+ Miệng khô khi nước bọt giảm nhiều. Nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt, trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi pH trong miệng. Khi tính axit miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: tuyến nước bọt kém hoạt động, liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số 7), thở bằng miệng do nghẹt mũi hay do thói quen, ở người cao tuổi, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, bệnh thần kinh, sau xạ trị ung thư vùng đầu mặt cổ…

Một số thuốc như hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu... cũng làm giảm nước bọt trong miệng.

Hút thuốc lá nhất là các loại thuốc hút mạnh như xì gà, ống điếu, ống píp cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.

2. Mũi – xoang:

Những bệnh lý mũi xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng, đặc biệt viêm xoang do răng gây hơi thở hôi rất nhiều, thậm chí gây khó chịu cho người xung quanh khi đến gần.

Bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, ung thư, u nhú cũng gây hơi thở hôi.

Dị vật mũi nhất là trẻ em nhỏ gây hơi thở hôi hoặc hôi mũi một bên.

Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi. Bệnh lý này thường gây cảm giác hôi khi bệnh nhân hỉnh mũi hay nhướng mũi làm các tuyến bả ở cửa mũi hoặc ở cánh mũi hở ra làm có mũi hôi. Hiếm khi người xung quanh ngửi thấy mùi hôi này.

3. Họng - hạ họng:

Viêm họng hạt cấp mạn.

Viêm amidan một hoặc hai bên. Nhất là dạng viêm amidan hốc mủ mạn tính.

Ung thư họng - hạ họng.

4. Các loại bệnh lý:

Bệnh từ phổi, thực quản - dạ dày, gan mật, đường ruột như viêm nhiễm, trào ngược dịch vị, ung thư cũng gây hơi thở hôi.

5. Ăn uống:

Một số thực phẩm có chất dầu gây hơi thở có mùi như tỏi, hành, các loại rau có mùi, bia rượu, thức uống có gas. Các thực phẩm này sau khi được hấp thu, sau đó chất tinh dầu dễ bay hơi theo hơi thở bay ra mũi miệng, thậm chí ra mồ hôi trên cơ thể.

6. Các bệnh mãn tính

Suy gan, suy thận, tiểu đường, lao phổi, AIDS gây hôi miệng nhiều.

7. Một số người bị tâm lý tự ti

Nghĩ mình bị hôi miệng dẫn đến thay đổi hành vi, thái độ khi giao tiếp (che miệng, quay mặt đi, nhai kẹo liên tục, xịt thuốc vào miệng…) làm cho nhiều người chú ý đến động thái kỳ lạ của mình, mặc dù thật sự họ không bị hôi miệng hay không có mùi hôi trên cơ thể.

8. Một trường hợp rất hiếm

Ví dụ như hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da. Nhịn đói hay thiếu ăn lâu ngày cũng gây hôi miệng do mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa các chất như béo và chất đạm. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi ở một số phụ nữ.

Các phương cách đo hôi miệng

+ Khách quan: Bệnh nhân ngồi đối diện gần với người giám định, bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu mùi hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.

+ Chủ quan: Tự người bệnh cảm nhận bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi.

+ Người bệnh hoặc người giám định ngửi mùi trên chỉ nha khoa (dây dental floss) sau khi cà răng.

+ Ở một số cơ sở răng hàm mặt và phòng khám nha khoa hiện đại có thể đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

1. Nguyên nhân từ răng miệng:

+ Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng.

+ Đánh răng sau khi ăn.

+ Lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.

+ Chỉ nha khoa (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.

+ Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng.

+ Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước.

+ Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.

+ Nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.

+ Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng.

2. Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…

3. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…

4. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá…

Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được.

Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.

Hôi miệng là một bệnh lý có nhiều nguyên nhân thực thể. Tuy nhiên, có những trường hợp là sự cảm nhận chủ quan và khuếch đại của bệnh nhân gây ra sự cô độc, cách ly với người xung quanh do ngại giao tiếp. Bạn cần đến khám ở những cơ sở y tế và các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm để xác định bệnh trạng. Cần vệ sinh răng miệng tốt để phòng tránh các bệnh về răng miệng.

Lưỡi bị đóng bợn trắng và có mùi hôi là bệnh gì

Hỏi: Khoảng 1 tuần nay cháu thấy hơi thở có mùi hôi. Khi xem xét kỹ thì thấy lưỡi đóng bợn trắng rất khó chịu. Lưỡi không trơn mà nhám. Đặc biệt sau mỗi lần uống sữa xong thì bợn trắng đóng càng dày hơn. Nếu lấy miếng gạc rơ lưỡi có thể lấy ra rất nhiều bợn. Vậy cho cháu hỏi hiện tại cháu đang mắc bệnh gì và có nguy hiểm không ạ ?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục.

Câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi mà chương trình nhận được khá nhiều. Hôm nay cũng xin đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục cho các bạn có triệu chứng đóng bợn lưỡi và gây hôi miệng.

thường lưỡi bị bợn trắng, nhất là có kèm theo hôi miệng là do những nguyên nhân sau: nấm trong miệng - hay gặp ở trẻ em, lành tính. Ở người lớn thường do hệ thống miễn nhiễm suy yếu như trong các bệnh: tiểu đường, nhiễm siêu vi trùng (HIV, viêm gan…), bệnh ung thư, do miệng lưỡi bị khô như trong hội chứng viêm nhiều cơ quan trong người, gồm có: khô mắt, miệng, các màng nhầy, thường đi kèm với viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân không rõ.




Thứ hai là do chứng bạch sản ở miệng. Lưỡi và các màng nhầy trong miệng bị đóng các mảng trắng. Nguyên nhân có thể do dùng nhiều rượu, hút thuốc, nhiễm virus thiếu sinh tố… Tiếp nữa là do bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét bao tử, ruột.

Với trường hợp này, tây y thường dùng thuốc để ức chế sự phát triển và diệt tế bào nấm (tùy thuộc vào nồng độ và độ nhạy cảm của nấm) để làm hư màng tế bào nấm. Còn với y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, bạn có thể làm một trong những cách đơn giản như sau: lấy 30g rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm sạch, rồi đánh nhẹ lên bợn trắng trên lưỡi, lợi, vòm miệng. Hoặc lấy miếng gạc mềm (hay bông) thấm mật ong rồi đánh vào lưỡi nhiều lần cho tới khi sạch bợn. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng (khi ngủ dậy) và buổi tối (trước khi đi ngủ). Cũng có thể dùng chanh vắt nước ra hòa với muối và ngậm trong miệng, giữ vài phút sau đó nhả ra và súc miệng lại bằng nước ấm. Làm vài lần trong ngày. Chất chua của chanh và mặn của muối giúp sát trùng, làm tan các chất bợn trắng.

Nếu không hết, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân. Bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng và đánh răng sau mỗi bữa ăn.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả

Tìm hiểu về cách chữa bệnh hôi miệng là một yếu tố rất quan trọng. Vậy, chữa hôi miệng như thế nào và loại thuốc nào chữa bệnh hiệu quả nhất sẽ được chia sẻ trong bài viết hôm nay.

Cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả